Phân biệt gỗ mfc và mdf? loại nào tốt hơn?

Gỗ công nghiệp hiện nay là một vật liệu thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên, trong đó gỗ MDFgỗ MFC được nhiều người ưa chuộng và sử dụng trong thiết kế nội thất gia đình, nội thất văn phòng. Nếu bạn đang phân vân không biết nên sử dụng loại gỗ nào nào công trình của mình, hãy tham khảo những thông tin dưới đây của chúng tôi.

1. Phân biệt MFC và MDF dựa trên đặc tính

Gỗ MFC: MFC là tên viết tắt của Melamine Faced Chipboard hay còn gọi là ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine. Ván gỗ MFC dòng ván dăm cỡ lớn, cốt gỗ có lượng dăm thô từ các loại ép lại.

Chất liệu gỗ làm ván MFC đa phần là được làm bởi chất liệu gỗ tự nhiên ngắn ngày như cao su, bạch đàn, keo..chứ không nhất thiết phải là các loại cây lâu năm.

Gỗ tự nhiên sau khi được thu hoạch sẽ cho vào máy băm nhỏ để tạo thành các dăm gỗ. Sau đó người ta dùng keo và ép để tạo độ dày thành những ván gỗ, trong quá trình này không cần phải sử dụng thêm các loại vun gỗ hay tạp chất khác nên khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của sản phẩm. Sau khi ván gỗ được hoàn thành sẽ được phủ một lớp Melamine để bảo vệ. Lớp phủ này giúp cho ván gỗ có độ sáng bóng tạo nét thẩm mỹ độc đáo cho sản phẩm.

Phân biệt gỗ mfc và mdf?

Gỗ MDF: viết tắt của cụm từ Medium Density Fiberboard – một dòng ván dăm trung bình cao cấp hơn MFC. Trong cốt gỗ có thêm lượng bột gỗ xay mịn cùng với các tạp chất phụ gia ép lại tạo thành ván gỗ.

Sau khi thu hoạch gỗ tự nhiên sẽ được cho vào máy nghiền nát chứ không băm thành dăm như gỗ MFC. Tiếp đến bột gỗ sẽ được loại xử lý loại bỏ tạp chất và cho vào máy trộn keo cùng các chất phụ gia như chất bảo vệ gỗ, bột độn vô cơ….để cho ra loại gỗ thành phẩm.

Phân biệt gỗ mfc và mdf?

2. Phân biệt gỗ MFC và MDF dựa vào độ dày của ván gỗ

Gỗ MFC:
+ độ dày tiêu chuẩn từ 18mm, 25mm
+ Kích thước tiêu chuẩn là: 1200*2400mm

Gỗ MDF:
+ Độ dày tiêu chuẩn 9mm, 12mm, 15mm
+ Kích thước tiêu chuẩn: 1200mm*2400mm

Gỗ MFC sẽ có độ dày hơn so hơn một chút so với gỗ MDF, dựa vào đặc tính này bạn vừa có thể phân biệt vừa có thể chọn lựa cho mình ván gỗ thật phù hợp với mục đích sử dụng của mình.

3. Phân biệt bằng độ chịu lực:

2 loại gõ trên đều có độ chịu lực khá tốt bởi chúng được kết hợp từ các dăm gỗ với keo và chất phụ gia nên độ chịu lực không cao như gỗ tự nhiên. Riêng gỗ MFC chống ẩm sẽ có độ chịu lực cao hơn khoảng 40 đến 60kg/m3. Đối với MFC chống ẩm có lõi màu xanh tổng trọng lượng khoảng 740 – 760 kg/m3. Gỗ MFC có độ chịu lực tốt hơn một chút so với gỗ MDF.

4. Về độ bền

Do được sản xuất từ quy trình kỹ thuật cao, độ xử lý nguyên liệu đạt chuẩn chất lượng nên gỗ thành phẩm có độ cứng tương đối, khả năng chống mối mọt cao, chất lượng gỗ ổn định. Chất liệu gỗ cứng nên khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh của gỗ tự nhiên, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẩm mỹ vốn có của nó.

Nhờ có độ bền tốt nên gỗ MDF và MFC đều được dùng trong chế tạo đồ nội thất văn phòng. Đặc biệt là những sản phẩm yêu cầu cần có kích thước tấm gỗ lớn như tủ đựng hồ sơ cho những văn phòng quy mô, chứa đựng lượng tài liệu, hồ sơ nhiều.

 

 

1 bình luận
Bình luận của bạn