Hướng dẫn kiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim

Hướng dẫnkiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim

Kiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim là một khâu quan trọng không nên bỏ qua khi tiến hành lựa chọn sản phẩm. Vậy làm thế nào để biết cốp pha có tốt, đạt yêu cầu thi công hay không?

Sau đây, Đoàn Gia sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim chính xác và nhanh chóng nhất.

Kiểm tra chất lượng keo

Là một thành phần giúp ván ép liên kết và định hình khả năng chịu nước, keo được sử dụng khi làm cốp pha thường là WBP. WBP (water boiled proof – không thấm trong nước sôi) là cách gọi chung cho những loại keo có khả năng chống nước như phenolic, melamine, … Nếu sử dụng keo WBP cho ván ép thì khi tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên ngoài trời, nước, ẩm trong một thời gian dài (có thể là vĩnh viễn), ván ép sẽ không bị tách lớp. Ngoài WBP còn có MR cũng là những loại keo có tính chống thấm, nhưng khả năng chịu nước sôi tối đa chỉ 30 phút nên ít được sử dụng làm cốp pha xây dựng.

Để kiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim, các bạn chỉ cần đun mảnh ván trong nước sôi. Sau một thời gian dài, nếu ván vẫn không bị tách lớp thì chứng tỏ nó được phủ keo WBP. Thông thường nếu ván ép chịu được thời gian đun từ ít nhất 18 – 24 tiếng thì là loại có chất lượng tốt.

Kiểm tra chất lượng ruột ván ép

Ruột ván ép có thể được chia thành 7 loại theo thứ tự chất lượng giảm dần là AA, A+, A, B+, B, C+ và C. Ruột ván càng tốt thì chất lượng lớp gỗ mặt càng tốt, càng phẳng và được ép nóng nhiều lần hơn so với ruột ván chất lượng thấp. Ruột ván loại AA và A+ thường được sử dụng cho ván ép phủ phim chất lượng rất cao, đồng thời có giá thành rất lớn. Ruột ván loại A sử dụng cho ván ép phủ phim chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn của hầu hết các nước Châu Âu, Mỹ và Canada. Đối với đa số khách hàng thì ruột ván loại B+ và B đáp ứng được yêu cầu vì có giá cả phải chăng và chất lượng phổ thông, chấp nhận được. Riêng loại C+ và C, do có chất lượng thấp nên thường chỉ sử dụng làm mặt sau bàn ghế.

Chất liệu tạo ruột ván ép là từ các loại cây gỗ như bạch đàn, keo, cao su, hardwood, combi,… Những loại cây gỗ cứng, tán rộng như sồi, anh đào, óc chó,…hoặc gỗ bulo có mùi thơm nhẹ thường được sử dụng làm sàn nhà hoặc đồ gỗ cao cấp. Còn Poplar (gỗ dương màu trắng/vàng nhạt) thì có độ dẻo cao nên rất phù hợp để làm ruột ván ép. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam hiện nay, gỗ poplar thường là gỗ loại C+ và C có nguồn gốc từ Trung Quốc nên ảnh hưởng rất xấu tới chất lượng cốp pha. Riêng các loại gỗ từ cây keo, bạch đàn, cao su… do có độ bền cơ học dẻo dai, chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt, độ cong vênh và giãn nở thấp nên chất lượng ổn định, phù hợp làm cốp pha xây dựng. Hơn nữa, với điều kiện tự nhiên của Việt Nam, những loại cây gỗ này rất dễ phát triển và được trồng phổ biến, do đó sử dụng để làm ruột ván ép sẽ cho chất lượng tốt và giá cả phải chăng.

Để kiểm tra chất lượng ruột ván ép phủ phim, các bạn cưa ván thành nhiều tấm nhỏ, nếu ruột càng khít, chắc thì chất lượng càng cao, ngược lại nếu có nhiều lỗ rỗng thì nhiều khả năng ván được ghép từ các lớp veneer nhỏ nên chất lượng thấp.

Kiểm tra khối lượng ván

Để kiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim, ngoài ruột ván ép và keo thì trọng lượng ván cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng. Những cốp pha ván ép đạt yêu cầu về chất lượng thi công phải có khối lượng trên 30kg/tấm, thông thường là 33kg/tấm. Vì thế, hãy lưu ý tới thông số này khi chọn mua sản phẩm nhé.

Hy vọng với những hướng dẫn trên của Ván ép Đoàn Gia, các bạn sẽ lựa chọn được ván ép cốp pha phủ phim phù hợp.

1 bình luận
Bình luận của bạn